Châm ngôn hôm nay

Châm ngôn hôm nay

Châm ngôn hôm nay

Ngày đăng: 15/05/2025 Lượt xem: 18

By Hoàng Lan Diệu Nhã

1. Các thử nghiệm được lập kế hoạch hoàn hảo có thể cho ra kết quả hoàn toàn không chính xác nếu bản thân dụng cụ thử nghiệm bị lỗi.

2. Để thử nghiệm có hiệu quả thì nó phải gần giống với thực tế. Họ thờ ơ với một sản phẩm mà họ chưa bao giờ nhìn thấy và không hiểu. Nếu bạn muốn xem liệu mọi người có thích iPhone hay không thì hãy đặt một chiếc iPhone vào tay họ.

3. Hấp hối giúp con người học cách sống sót. Việc tiếp xúc nhiều lần với các rắc rối giúp họ tự tin hơn về khả năng khắc phục mọi vấn đề của mình. Họ đã thực hành từng bước cho đến khi trở thành bản năng thứ hai.

4. Mục tiêu không phải là khám phá ra tất cả những thứ đi đúng hướng mà là khám phá tất cả những thứ có thể đi sai hướng và tìm ra điểm phá vỡ để khắc phục nó.

5. Những câu trả lời an toàn sẽ không bao giờ thay đổi được thế giới.

6. Đều đặn tạo nên sự mong manh. Không đều đặn tạo nên sự lanh lẹ. Các tế bào thần kinh cũng giống như cơ bắp, có thể tái kết nối và phát triển thông qua cảm giác khó chịu. 

7. Hãy xem xét các truyện và phim khoa học và viễn tưởng xưa nay và so sánh với thế giới thực. Bất cứ điều gì mà một người có thể tưởng tượng ra, một người khác có thể biến nó thành sự thật.

8. Để trở thành một người đặt dấu ấn lên vũ trụ, bạn phải đủ vô lý để nghĩ rằng bạn có thể làm điều đó. Nếu mọi người muốn cười thầm vẻ ngây thơ của bạn hoặc bảo bạn là vô lý, hãy đó nhận như một huy chương danh dự. Sẽ ít bị cạnh tranh. Bạn sẽ là người chiến thắng khi vượt qua vạch đích.

9. Chúng ta thường dành thời gian để làm những gì chúng ta biết rõ nhất thay vì giải quyết phần khó nhất. Điều gì dễ dàng thường không quan trọng và điều gì quan trọng thường không dễ dàng.

10. Một giả thuyết là "một đứa con thông minh", có thể tạo ra sự gắn  bó về mặt tình cảm. Biện pháp khắc phục là "sinh nhiều con". Để đảm bảo rằng bạn không yêu một giả thuyết duy nhất, hãy tạo ra nhiều giả thuyết, sẽ bớt gắn bó với giả thuyết duy nhất đó và sẽ tìm được giả thuyết ưu việt nhất. Lý tưởng nhất là các giả thuyết nên xung đột với nhau.

11. Khi các sự thật then chốt kêu gọi sự chú ý, chúng ta phải hỏi: "Tôi đang không thấy những gì? Sự thật nào nên hiện diện nhưng lại không?", "Ta có đang bỏ qua điều gì không?".

12. Nếu chúng ta không chứng minh mình sai, thì những người khác sẽ làm điều đó thay chúng ta. Mọi thứ chúng ta quan sát đều qua đôi mắt của chính mình. Trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, hãy tự hỏi bản thân" Ai sẽ bất đồng ý kiến với mình, vì sao?". Cần phải hết sức dũng cảm, khiêm tốn và quyết tâm để tìm ra sự thật thay vì sự thuận lợi.